Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Hướng dẫn sử dụng bình khí chữa cháy CO2


Bình khí chữa cháy CO2 là thiết bị chữa cháy phổ biến trong mọi công trình , trường học cũng như gia đình.Tuy nhiên sử dụng sao cho đúng cách thì không phải ai cũng biết .
Bình khí chữa cháy CO2
Bình CO2 thường cấu tạo với vỏ bình làm bằng thép, có dạng hình trụ, thường sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác của nhà sản xuất và thông số kỹ thuật của bình. Bên trong chứa bột khô. Khí đẩy được nén trực tiếp trong bình hoặc nén vào chai gắn trên bên trong bình. Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả cùng với khoá van và đồng hồ đo áp lực. Vòi và loa phun liền với cụm van xả.
Ở trên thân bình chúng ta có thể nhìn thấy các kí hiệu như A , B , C với
+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…
+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas
Tùy vào điều kiện nơi cần mua bình và loại đám cháy mà ta có thể lựa chon cho phù hợp
Ngoài ra còn kí hiệu 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng của bình tính bằng KG
Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm .Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ
Lưu ý:
- Không sử dụng bình khí chứa cháy CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm,  than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.
- Khi phun phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.
- Không nên dùng
 chữa các đám cháy ở nơi trống trải
- Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.
- Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình .Sửa chữa, thay thế những bình bị rò khí.
Click vào đây để xem thêm chi tiết sản phẩm


2 nhận xét: